Căn cứ theo khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14) quy định, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trừ các trường hợp được miễn.
Theo đó, điểm d khoản 2 Điều này quy định 02 trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:
- Một là các trường hợp có nội dung sửa chữa, cải tạo mà không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;
- Hai là công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài nhưng không tiếp giáp với đường trong đô thị (có yêu cầu về quản lý kiến trúc).
Do đó, nếu việc sửa chữa nhà ở không thuộc các trường hợp được miễn nêu trên thì cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật hiện hành.
Hình ảnh sửa chữa nhà ở gia đình.
Theo những quy định nêu trên, có thể thấy rằng việc sửa chữa nhà ở (ngoại trừ một số trường hợp được miễn) thì đều phải tiến hành xin giấy phép xây dựng.
Đồng thời khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định đối với hành vi sửa nhà mà không có giấy phép xây dựng thì có thể bị xử phạt như sau:
- Đối với nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng;
- Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa và những công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng;
- Đối với những công trình có yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 120 đến 140 triệu đồng.
Mức phạt tiền này được áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Ngoài mức xử phạt nêu trên, nếu công trình đã sửa chữa xong, tức là hành vi vi phạm đã kết thúc, chủ đầu tư còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định của điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở cụ thể bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ (Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP);
- Một trong các giấy tờ chứng minh có quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ theo quy định;
- Bản vẽ hiện trạng bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt cùng ảnh chụp hiện trạng theo quy định;
- Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng mỗi loại công trình theo quy định.
- Trường hợp là công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì hồ sơ cần có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình.
Một là, lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định là do HĐND cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể. Như vậy, các tỉnh thành khác nhau sẽ có một quy định mức lệ phí khác nhau.
Hai là, chi phí lập bản vẽ cho bộ phận nhà ở riêng lẻ
Chi phí này chỉ phát sinh khi chủ đầu tư/chủ sở hữu không tự mình lập bản vẽ thiết kế cho bộ phận sửa chữa, cải tạo của nhà ở riêng lẻ. Chi phí này thông thường do các bên thỏa thuận với nhau nên không có mức phí cụ thể.
Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ
- Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu tại mục 3 của bài viết và nộp hồ sơ tại: UBND cấp huyện tại nơi có nhà ở dự kiến sửa chữa.
- Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bưu điện.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Cán bộ tại UBND cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin phép sửa chữa
- Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ ghi giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ/không hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung hồ sơ..
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với việc sửa chữa nhà ở thực hiện thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu. Trường hợp tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng cơ quan có thẩm quyền thông báo cho chủ đầu tư bổ sung.
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đối chiếu các điều kiện và gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý những lĩnh vực liên quan đến công trình. Trong thời gian 12 ngày từ ngày nhận được hồ sơ đối với công trình và nhà ở riêng lẻ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản liên quan nội dung thuộc chức năng quản lý.
Bước 4: Cấp giấy phép sửa chữa hoặc từ chối cấp
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian không quá 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng và 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo hoặc từ chối cấp giấy phép.
Nếu cần xem xét thêm thì cơ quan này phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
Trên đây là giải đáp về vấn đề sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc
dịch vụ thiết kế cải tạo
thiết kế nội thất
thiết kế kiến trúc
thi công cải tạo nhà ở
(Hãy gọi ngay cho chúng tối để được tư vấn)
Màu sắc thể hiện cá tính cũng như yếu tố quyết định phong cách của một không gian nội thất, xu hướng hiện tại là những gam màu trầm yên tĩnh giúp cho gia chủ có một không gian nghỉ ngơi hiệu quả nhất
Để nâng cấp chất lượng cũng nhưng phong cách cuộc sống gia chủ đã tìm đến Xây Dựng Nhà Xinh để tư vấn thiết kế lại không gian của căn hộ đã trải qua hơn 10 năm sử dụng cho phù hợp với cuộc sống hiện tại
Thết kế kiến trúc nhà ở nghỉ dưỡng tại vùng quê tỉnh thái bình, với kiến trúc mái nhật hiện đại và sang trọng
Thiết kế cải tạo lại nội ngoại thất nhà ở 3 tầng với phong cách hoàn toàn mới, tăng tiện nghi sử dụng
Chiêm ngưỡng công trình thiết kế nội thất biệt thự liền kề nhà chị Mây diện tích 150m2 được bố trí nội thất sang trọng, đẹp theo phong cách tân cổ điển sang trọng.
Mẫu thiết kế nội thất chung cư hiện đại, sang trọng theo đuổi xu hướng thiết kế mới nhất hiện nay - nhà đẹp phong cách Scandinavian chinh phục gam trầm cuốn hút. Xem ngay!
Thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển nhà Mr Cường thực hiện bởi Nhà Xinh. Mẫu nội thất biệt thự cao cấp tân cổ điển cực đẹp, cực sang hót nhất năm nay.
Thiết kế nội thất nhà phố hiện đại, sang trọng theo hướng không gian mở tạo sự thông thoáng, tiện nghi. Mẫu thiết kế nhà phố đẹp phong cách Châu Âu cho gia đình 4 người cực hot.