Những bệnh thường gặp cần phải sửa chữa nhà cửa

Sửa chữa nhà cửa là điều trị “bệnh”, cân đối giải pháp xây dựng để cải tạo lại ngôi nhà tiện nghi, thẩm mỹ hơn so những ngày dài sử dụng quanh năm. Vậy khi sửa nhà sẽ thường gặp những “bệnh gì”, quý vị có thể tham khảo dưới đây để tìm hiểu tình trạng nhà của mình, lên kế hoạch sửa chữa tốt nhất.
 

1. Sơn tường, trần nhà ố màu, bong tróc

Đây là hiện tượng “bệnh” khá phổ biến khi nhà đã xuống cấp bởi lẽ bề mặt sơn bên ngoài dễ bị ảnh hưởng bởi không khí cho đến nước, ẩm mốc vì thế mà dễ hư hỏng nhất. Khi thi công thiết kế kiến trúc nhà nếu không đúng theo chi tiết bản vẽ, quy định kỹ thuật chất lượng, sử dụng sơn rởm, rẻ tiền, người thợ thi công không đảm bảo chống ẩm chống thấm… thì sơn tường còn có thể nhanh hỏng hơn, chỉ sau vài năm sử dụng.

Những bệnh thường gặp cần phải sửa chữa nhà cửa
Tường nhà cũ bong tróc, nứt hỏng

2. Thấm ố tường, mái tôn, con lươn

Đây là hiện tượng hư hỏng thường gặp bởi mưa luôn xuất hiện quanh năm, nước chảy khiến tình trạng thấm nước sẽ diễn ra khó có thể ngăn được. Đặc biệt với những ngôi nhà khi thi công mà mái tôn không đủ % độ dốc theo chiều dài của mái tôn, nước chảy vào nhà nhiều, thấm qua lỗ đinh vít tôn, sóng gối tôn…từ đó mà khiến mái nhà nhanh hư hỏng. Nếu thi công vách tường nhà, con lươn không đúng kỹ thuật, sơ sài thì còn có thể làm hỏng mái, đèn, hệ thống điện, vật dụng khác…thậm tệ hơn chỉ sau vài năm.

Bên cạnh thấm mái thì thấm ố tường từ nhà vệ sinh, nhà bếp qua phòng khách, phòng ngủ cũng thường xuyên xảy ra do thi công kém, chống thấm kém. Trường hợp nếu thi công chất lượng, khả năng chống thấm được đảm bảo thì sẽ có thể giữ độ khô ráo, thoáng đến chục năm, khi đó chủ nhà mới cần sửa chữa lại.

Những bệnh thường gặp cần phải sửa chữa nhà cửa
Thi công sửa mái tôn

3. Nhà vệ sinh, trần nhà, ban công thoát nước chậm, đọng nước

Đây là một “bệnh” nghiệm trọng bởi hiện tượng thoát nước chậm, đọng nước sẽ khiến nước thấm vào trần nhà, trong nhà khiến nhà ẩm mốc, nhanh chóng hư hỏng hơn. Do đó nếu có hiện tượng này xảy ra cần xử lý ngay kịp thời.

4. Nứt tường, nứt trần, nứt cột nhà

Sơn tường, trần nhà bong tróc chỉ là hiện tưởng nhỏ nhưng nứt trần, nứt cột, tường là chuyện lớn hơn. Bởi để sửa chữa rất tốn kém thời gian cũng như không đảm bảo chắc chắn được sau sửa chữa sẽ an toàn hơn. Đặc biệt nếu vết nứt càng lớn thì càng nguy hiểm cho gia chủ.

Nứt tường: nếu nứt thẳng nách tường giáp với cột bê tông thì sẽ khó lòng sửa chữa, liên quan đến kết cấu căn nhà và hầu hết phải xây lại vì trụ đã không còn vững. Nếu nứt đoạn nhỏ, mỏng trên tường, ống ghen điện thì cần chỉnh sửa vách tường và sơn nước, sơn lại tường là được.

Nếu nứt trần nhà, nguyên nhân có thể do ống ghen điện đặt không đúng cách, đúng loại, đi âm sàn không tốt hoặc do kết cấu bê tông, thép. Nứt trần nhà do kết cấu thì khó sửa chữa còn do điện có thể sửa được nhưng tốn kém.

Do đó mà nếu xảy ra hiện tượng nứt trần nhà, nứt tường nặng thì đó là “bệnh” không thể cải tạo và cần xây nhà mới bởi khung xương không còn vững nữa.

5. "Bệnh" nền nhà

"Bệnh" nền nhà như sụt lún, bong tróc, đội nền nhà là phổ biến. Sụt lún nền nhà thường xảy ra ở những khu đất gần sông, nền nhà yếu do đó nếu địa thế nhà có nền yếu cần thi công sàn bê tông cốt thép khi mới làm nhà. Nếu không thực hiện bước này, gia chủ sẽ phải xây nhà để chắc chắn hơn.

Những bệnh thường gặp cần phải sửa chữa nhà cửa
Nền gạch vỡ

Nền nhà bong tróc do thời gian tác động, các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng. Nhưng nếu dùng sàn rung, cát vữa lát gạch không tốt, thi công sửa chữa ốp lát tường không đúng cách thì việc hư hỏng bong tróc nền nhà sẽ nhanh hơn, chỉ trong thời gian ngắn.

Nền nhà đội lên thường thấy ở các chung cư vì khi xây dựng, nếu dùng vữa non, sử dụng cát nhỏ, xi măng dởm sẽ khiến nền nhà nhanh bị rộp, đội lên. Nếu dùng vữa tốt và nguyên liệu chất lượng thì thời gian sử dụng sẽ lâu hơn nhiều.

Ngoài ra còn có một “bệnh” khác đó là nền nhà bị rung khi di chuyển. Những “bệnh” liên quan đến nền nhà thường không có nhiều cách sửa chữa, cần xây mới nhay. Nếu thi công sàn nhà dùng sàn giả không tốt sẽ khiến sàn rung, lúc này sẽ tốn nhiều chi phí để xây lại sửa lại nền nhà.

6. Hệ thống điện trục trặc

Điện là điểm thường xuyên bị hư hỏng bởi dây điện nếu đi trong nhà không tốt, nối mát không đúng hay sản phẩm CB không tốt…sẽ khiến việc hư hỏng chỉ trong thời gian ngắn. Nếu thấy hư hỏng điện, gia chủ cần chú ý để làm lại ngay.

7. Hệ thống thoát nước không ổn định

Bên cạnh hệ thống điện thì hệ thống nước cũng là yếu tố cần quan tâm để sửa chữa kịp thời. Hệ thống cấp thoát nước đến một thời điểm sẽ không còn ổn định, nước yếu nhưng đó cũng là lúc nhà ở cần sửa chữa nhà ở toàn bộ.

Nhưng có những trường hợp, do sử dụng ống nước kém chất lượng, hệ thống ống cấp nước đi không đúng nên khiến việc nước cung cấp không ổn định, đảm bảo. Cần phải quan tâm vấn đề này trước xây nhà để đảm bảo độ bền lâu hơn cho cấp nước. Tương tự với hệ thống thoát nước. Nếu chẳng may, gia chủ chọn xây nhà kém chất lượng, hệ thống đường ống hỏng thì lần tới hãy thuê đơn vị thi công đường ống chuyên nghiệp để an tâm hơn.

8. Đá hoa cương phai màu, gạch ốp mặt tiền rớt, gạch trong nhà nứt

Đá hoa cương nếu là sản phẩm chất lượng sẽ không bị phải màu nhưng nếu đá nhuộm màu rẻ thì sẽ khiến hư hỏng nhanh. Đây là điều gia chủ cần lưu ý khi chọn vật tư xây dựng.

Gạch men, gạch ốp mặt tiền bên ngoài tường có thể bị rơi, không còn bám dính. Nếu sử dụng keo tốt thì độ bền của gạch sẽ lâu hơn như keo dởm thì không thể an toàn. Ốp gạch bên ngoài phải dùng tới keo chứ không dùng xi măng đen hay các loại khác bởi không đủ độ dính.

Gạch hay sàn gỗ lát sàn hay ốp lát tường bị nứt, bong tróc cũng là hiện tượng không tránh khỏi. Nếu thi công kém chất lượng thì việc này còn xảy ra nhanh hơn.

9. Trần thạch cao gãy, nứt, võng

Đây là trường hợp thường thấy ở nhà cũ, nhà cấp 4 sử dụng sàn giả, nhà có mái tôn. Bởi trần thạch cao khi đóng không theo kỹ thuật trần thả phù hợp mà chọn trần phẳng, dật cấp, dễ hỏng hơn.

Những bệnh thường gặp cần phải sửa chữa nhà cửa
Trần nhà hỏng

Nếu thi công trần thạch cao như trần phẳng, trần dật cấp không đúng tiêu chuẩn thì trường hợp này cũng dễ xảy ra, khiến chủ nhà phải xây sửa lại trần nhà hoặc xây lại nhà mới đảm bảo an toàn và độ bền lâu.

10. Nhà vệ sinh hư hỏng

Do những yếu tố liên quan đến hệ thống thoát nước mà nếu không được xử lý kỹ thì nhà vệ sinh dễ hư hỏng, thấm nước và đặc biệt là bốc mùi hôi khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chủ nhà và cần sửa chữa ngay.

Trên đây là những “bệnh” thường gặp sau một thời gian sử dụng nhà mà gia chủ cần lưu ý để cân nhắc sửa chưã phù hợp. Để giảm thiểu các vấn đề xảy ra trong thời gian ngắn thì gia chủ cần chọn thuê đơn vị thi công xây nhà trọn gói chuyên nghiệp, đảm bảo được chất lượng công trình nhằm bảo vệ cuộc sống về sau, tránh phải sửa chữa thường xuyên, tốn kém. Nếu lỡ may chọn thi công không tốt, phải cải tạo sửa chữa thì sau đó, quý vị nên chọn sửa nhà chuyên nghiệp, khắc phục tình hình nhanh chóng hơn.

Những bệnh thường gặp cần phải sửa chữa nhà cửa
Sửa nhà ngay khi cần thiết

Trước khi xây hay sửa nhà, gia chủ nên tìm hiểu về công ty, nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp để lựa chọn. Đừng vì tin giá thành rẻ mà chọn công ty thiếu chuyên nghiệp sẽ dẫn đến khó khăn về sau nhé. 

===>>> Nên hay không nên chọn sửa nhà trọn gói?

Tin liên quan
Có cần thuê thiết kế khi xây nhà?

Có cần thuê thiết kế bản vẽ khi xây nhà không? Tại sao phải có bản vẽ thiết kế khi xây dựng nhà ở, xây dựng công trình

Cải tạo sửa chữa nhà ở có cần xin phép không?

Sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép không? Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở hết bao nhiêu? Trình tự, thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà ở. Cùng tìm hiểu về việc xin phép sửa chữa nhà ở qua bài viết dưới đây.

Quy định về ban công, lô gia khi xây nhà mới

Ở các đô thị lớn, việc diện tích xây dựng hạn hẹp khiến người dân tìm mọi cách để đua ban công từ tầng 2 trở lên ra phần đất sử dụng chung. Vậy, việc đua ban công ra ngoài phần đất của mình có hợp pháp không ? Quy định ở văn bản nào ? Dưới đây là tư vấn cụ thể

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ
Tư vấn miễn phí
Gửi yêu cầu đến nhà xinh
Công trình tiêu biểu