4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp

Kết hợp đa dạng sắc màu sẽ giúp không gian sống cuốn hút, ấn tượng đặc biệt hơn nhiều. Bằng các màu sắc riêng, khi “hội tụ” lại với nhau dưới bàn tay nghệ thuật của kiến trúc sư sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tạo không gian sinh động cho quý gia chủ. Vì thế, phối màu thiết kế nội thất nhà ở thật cuốn hút với những màu yêu thích là điều quan trọng.
 

Thiết kế nội thất nhà ở với sắc màu hợp diện tích


Diện tích quyết định nhiều để việc phối màu của gia chủ. Nếu diện tích nhỏ, chọn nhiều màu sắc đậm, tạo cảm giác co lại sẽ không tốt, nhưng màu nhạt lại ngược lại. Nếu diện tích lớn hơn, cũng không phải dễ dàng trong chọn lựa bởi nếu quá đậm sẽ ức chế còn quá nhạt thì cô đơn, hay quá ấm nóng thì mạnh mẽ bức bối nhưng quá lạnh thì cảm giác buồn, lạnh lẽo…Lựa chọn phối màu cần chú ý diện tích nhưng phối ra sao cho hiệu quả thì cần chú ý cẩn thận.
 
4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp
Phối màu hợp diện tích nhà ở
 
Hầu hết với nhà diện tích nhỏ, ý kiến của nhiều KTS chuyên thiết kế nội thất là nên dùng màu nhạt chủ đạo, trên nền đó chọn màu đậm điểm nhấn. Nếu là nhà lớn, màu sắc điểm nhấn nên nhiều hơn để tránh cô đơn. Chọn sắc đậm theo sở thích nhưng hài hòa theo nguyên tắc và ý nghĩa.
 

Phối màu thiết kế nội thất nhà ở theo nguyên tắc chuẩn hay tự do
 

Phối màu luôn cần theo một nguyên tắc nhất định nào đó để tạo được sự đồng bộ. Dù là tự do phối màu, quý vị cũng cần tuân theo một sự cố định. Có nhiều nguyên tắc phối màu trong đó chia thành nhiều dạng như nguyên tắc phần trăm chính phụ, độ tương phản, số màu lựa chọn, màu nóng – lạnh, sự chuyển biến nhịp nhàng, hài hòa ý nghĩa màu sử dụng…Kể cả trong lúc quý vị phối màu theo tự do, thì cũng phải có một nguyên tắc để trung thành, nhằm mang lại sự đồng bộ cho không gian sử dụng. Sự đồng bộ sẽ giúp không gian độc đáo theo cách riêng mà vẫn đẹp tự nhiên.
 
4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp
Phối màu theo nguyên tắc với số màu cơ bản

4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp
Dù màu phối tự do cũng có màu nhấn như màu hồng, đỏ 
 
Lấy ví dụ về nguyên tắc phần trăm màu sắc, chia thành 3 nhóm màu chính – màu thứ cấp và màu nhấn. Màu chính sẽ chiếm phần trăm cao nhất còn màu thứ cấp chiếm tỷ lệ thấp hơn, màu nhấn là thấp nhất. Ví dụ nguyên tắc 60-30-10, nghĩa là màu chính chiếm 60%, thường là màu nền của sơn tường, trần, sàn nhà, phụ chiếm 30% thường là màu nội thất còn nhấn là màu đồ dùng trang trí, chiếm 10%.  Ngoài phần trăm cơ bản này, sự phân chia tỷ lệ còn dao động 70-20-10, 50-40-10, 60-35-5…tùy theo từng trường hợp áp dụng.
 
4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp
Màu trắng, vàng, đỏ, xanh tươi trong phòng hợp lý
 
Tuy nhiên, nên nhớ, quý vị phối màu với 3 màu chính – phụ - nhấn mỗi màu một khu vực hoặc chọn màu chính cơ bản, nhiều hơn màu nhấn và màu phụ, tùy theo sở thích nhưng đừng vượt qua nguyên tắc, dễ gây khó chịu. Số lượng màu có thể không giới hạn nhưng nếu quá nhiều mà không biết sắp xếp sẽ dẫn đến tình trạng rối rắm, khiến bạn khi hoàn thiện nhà sẽ trông như một mớ bòng bong, cực phức tạp và khó chịu cho mắt nhìn. Do đó, dù trường hợp nào cũng cần nhớ nguyên tắc.
 

Phối màu lựa chọn sự tương phản để tạo khác biệt
 

Đối với phối màu, những KTS thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp đều khuyên rằng nên chọn sự tương phản sẽ dễ mang tới sự khác biệt hơn cho không gian. Bởi yếu tố tương phản luôn được đánh giá “từ đối nghịch lạ lẫm đến nâng tầm cạnh tranh và vỡ òa trong cảm xúc”  đem lại nét rất tươi mới và độc đáo cho từng gian phòng khi sơn màu hay tạo màu trong đó. Như nét cổ điển của trắng – đen tương phản rồi sau đó phản chiếu đối nghịch và cuối cùng là tạo nên không gian tinh tế theo cách riêng, từng điểm nhấn ấn tượng của mỗi sắc màu trên màu khác đem tới cảm xúc rất thực. 
4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp
Chuyển biến của màu xám đến trắng đen, tối sáng tinh tế

 
Những gam màu tương phản phổ biến thường gặp như các màu với màu trắng, đặc biệt là màu đậm với sắc trắng. Màu trắng luôn làm nền nổi bật cho tất cả các màu, dữ dội với sắc đậm đặc nhưng nhẹ nhàng hơn với màu sắc độ nhạt dần đi. Mà màu nền là màu trắng dễ nổi bật hơ, phối hợp cũng phong cách và độc đáo hơn theo cấp số nhân. Do đó mà lâu nay, sơn tường, sơn nền thường chọn màu trắng hoặc trắng xám, xám nhạt, màu be…tương đồng với trắng nhất để tạo sự nổi bật theo cơ chế tương phản này.
 
4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp
Màu sắc tương phản sẽ tạo điểm nhấn rõ hơn
 
Ngoài màu trắng thường nổi bật tì sự tương phản của màu nhạt – đậm, sáng – tối, sắc nóng – lạnh, ấm - mát cũng là yếu tố cơ bản chuyển tiếp giúp không gian nội thất dồi dào sự sáng tạo hơn. Quý vị có thể thấy, cảm giác ấm áp hòa quyện cùng độ nhẹ dịu do hai sắc màu nóng – lạnh tương phản mang lại sẽ cực kỳ lý thú. Tone màu nóng thường là màu đậm ví dụ như màu đỏ, cam, hồng, tím còn lạnh là những màu xanh, màu ấm là màu pha màu cam, đỏ, màu mát là màu pha màu xanh. Bên cạnh đó, màu đậm- nhạt, sáng – tối và trung tính được lựa chọn hài hòa cũng đem tới cảm giác đặc biệt. Ví dụ phối màu trắng – đen kèm theo màu xám hoặc màu vàng nhạt, đỏ - trắng thêm sắc xanh…Cảm giác tương phản được tạo ra từ màu sắc đem tới chiêm nghiệm mới mẻ hơn cho nhà ở.
 
4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp
Màu sắc theo tương phản nóng lạnh ấn tượng
 

Phối màu trong thiết kế nội thất có liên quan đến phong thủy?
 

Nếu người phương Tây ít quan tâm đến phong thủy hơn thì người châu Á chúng ta coi trọng phong thủy nhiều hơn vì thế màu cũng cần theo phong thủy nhằm tăng thêm vượng khí, lộc tài, sức khỏe…cho gia đình. Do đó, khi thiết kế kiến trúc hay nội thất thì cũng đều cần chú ý màu hợp mệnh mạng như ngũ hành tương sinh tương khắc, hợp tuổi, hợp sở thích…
 
4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp
Phối màu theo phong thủy
 
Phong thủy nhà ở coi trọng ngũ hành với 5 mệnh của vũ trụ, tương sinh tương khắc quy tắc như sau:
- Tương sinh theo chiều kim đồng hồ: Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ - Kim. Mệnh trước sinh ra mệnh sau.
- Tương khắc theo chiều ngôi chéo: Kim – Mộc, Thủy – Hỏa, Mộc – Thổ, Hỏa – Kim, Thổ - Thủy. Mệnh trước khắc mệnh sau.
 
Màu sắc chủ đạo tượng trưng cho mỗi mệnh:
-Kim là kim loại hoặc không khí, có ẩn ý về vàng do đó màu chủ đạo là trắng, vàng
-Thủy nghĩa là nước , màu chủ đạo đen / xanh biển
-Mộc là cây, màu chủ đạo là xanh lá cây, lá mạ
-Hỏa là lửa, màu chủ đạo là đỏ, cam
-Thổ là đất, màu chủ đạo là nâu đất, vàng.
 
Gia chủ thuộc tuổi, mệnh nào thì chú ý hướng nhà, hướng cửa, bố trí màu sắc phù hợp. Màu chủ mệnh và tương sinh làm màu nền, màu tương khắc thì hạn chế, có thể làm màu nhấn nếu yêu thích. Không để màu tương khắc làm màu nền, khắc, kìm hãm sự phát triển của chủ nhà, giảm sức khỏe, thành tích…của thành viên trong gia đình. Màu chủ và tương sinh sẽ sinh sôi, giúp chủ nhân phát triển hơn nhiều.
 
4 điều cần biết để thiết kế nội thất nhà ở phối màu đẹp
Chọn màu hợp lý cân đối
 
Ngoài màu ngũ hành, cung hoàng đạo, tuổi sinh…cũng được chú ý để chọn màu sắc phối hợp cho không gian khi thiết kế nội thất các  phòng. Thông thường, phòng khách có màu chung theo chủ gia đình còn các phòng khách, cân nhắc các yếu tố phong thủy riêng của mỗi thành viên để lựa chọn, giúp ai cũng có phòng thư giãn hơn.
 
Trên đây là một số thông tin quan trọng khi thiết kế nội thất với phối màu mà quý vị cần lưu ý nhằm đạt được hiệu quả tạo không gian mới độc đáo hơn. Nếu lo lắng, quý vị có thể liên hệ cùng Xây Dựng Nhà Xinh để được tư vấn đầy đủ cách thiết kế ngôi nhà thêm ấn tượng, đặc sắc, mang khung hình riêng của gia đình mình nhé!
 
====>>> Biến hóa thiết kế nội thất phòng làm việc cảm hứng hơn

Tin liên quan
Có cần thuê thiết kế khi xây nhà?

Có cần thuê thiết kế bản vẽ khi xây nhà không? Tại sao phải có bản vẽ thiết kế khi xây dựng nhà ở, xây dựng công trình

Cải tạo sửa chữa nhà ở có cần xin phép không?

Sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép không? Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở hết bao nhiêu? Trình tự, thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà ở. Cùng tìm hiểu về việc xin phép sửa chữa nhà ở qua bài viết dưới đây.

Quy định về ban công, lô gia khi xây nhà mới

Ở các đô thị lớn, việc diện tích xây dựng hạn hẹp khiến người dân tìm mọi cách để đua ban công từ tầng 2 trở lên ra phần đất sử dụng chung. Vậy, việc đua ban công ra ngoài phần đất của mình có hợp pháp không ? Quy định ở văn bản nào ? Dưới đây là tư vấn cụ thể

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ
Tư vấn miễn phí
Gửi yêu cầu đến nhà xinh
Công trình tiêu biểu